Lịch sử The Lord of the Rings (phim 1978)

Khởi nguyên

Bài chi tiết: RotoscopingCel

Ở đầu thập niên 1970, nhà điện ảnh kì cựu Ralph Bakshi bắt đầu thí nghiệm những phong cách hoạt họa thủ công kiểu mới nhằm tiết kiệm thời gian và tài chính[4].

Nếu như trong các thập niên trước, giới điện ảnh Bắc MỹTây Âu tích cực học tập phong cách Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Walt Disney, 1937) để tiến hành kĩ thuật phỏng động tác diễn viên trên giấy hoặc kính. Thế nhưng phương pháp này tỏ ra vô cùng hao tổn nhân lực, vật chất và thời gian, cho nên chỉ có những hãng điện ảnh lớn hoặc liên minh nhiều hãng may ra mới hoàn thành được, trong khi doanh thu và cả thành tựu nghệ thuật cũng chưa chắc đã khả quan. Vậy nên kể từ thập niên 1960, khi xu hướng điện ảnh thế giới phát triển với tốc độ nhanh dần, quỹ thời gian và tài chính cho mỗi đề án điện ảnh bị rút ngắn một nửa so với trước để các hãng dễ bề thao túng thị trường, mà công chúng và báo giới cũng không đủ kiên nhẫn đợi cả năm chỉ để coi một cuốn phim quảng cáo rùm beng, điều này khiến phương pháp truyền thống Walt Disney trở nên lạc hậu và đánh mất dần thị phần hoàn vũ.

Vì thế, theo hồi tưởng sau này của Ralph Bakshi, ngay ở giai đoạn đó ông đã nêu ý tưởng cách tân phương pháp chế tác hoạt họa thủ công. Ở 4 cuốn phim đầu (1972 - 1977), ông thí nghiệm đồ họa bóng đổ theo động tác diễn viên đứng sau tấm kính, nhưng phương pháp này bị giới hạn bởi khi lên phim thì phối hợp cảnh trí và nhân vật kém phong phú, thậm chí một số báo chí bấy giờ phê bình là quá sượng.

Cuối năm 1977, sau khi tình cờ đọc một ấn bản cũ của tác gia J. R. R. Tolkien lấy trong hộc tủ của con trai, Ralph Bakshi nảy ra ý tưởng chuyển thể toàn bộ hợp tuyển Chúa nhẫn thành phim hoạt họa, bởi ông nhận thấy yếu tố siêu tưởng trong tác phẩm giúp các đồng nghiệp của ông tại xưởng đồ họa thoải mái thi triển các kĩ năng sẵn có. Theo đề nghị của một họa sĩ diễn hoạt, phương pháp bóng đổ xuyên kính vẫn được xử dụng, nhưng những cảnh phụ phải do diễn viên đóng để khiến động tác đạt hiệu quả chân thực nhất[5]. Cũng theo vị họa sĩ này, phim cuộn quay những cảnh đó sẽ được in tráng theo kĩ thuật phơi sáng để cho ra cảm giác diễn họa thủ công chứ không phải người thật, chỉ nổi động tác mà thôi.

Hơn thế nữa, Chúa nhẫn cũng là đề án hoạt họa điện ảnh tiên phong trên thế giới áp dụng phương pháp quay hỗn hợp thay vì đơn máy như truyền thống bấy lâu. Bên cạnh đó, ngay từ khi phác thảo, nhà chế tác Saul Zaentz đã đề xuất thêm sự cần thiết phải cải tiến chuỗi kĩ thuật phối cảnh, chuyển cảnh, cắt cảnh, xoay cảnh và xóa cảnh trong hoạt họa truyền thống để sao cho gây cảm giác tăng nhịp dần đều trên từng trường đoạn diễn biến phim. Phương pháp này về sau được tạm gọi "nguyên lý Bakshi".

Qua một hồi cân nhắc, tổng giám chế Ralph Bakshi quyết định thực hiện. Vì thế đề án Chúa nhẫn được triển khai ngay đầu năm 1978 và chỉ sau nửa năm đã hoàn tất giai đoạn hậu kì để kịp tiến hành công chiếu vào mùa đông cũng năm đó.

Thi pháp

Bài chi tiết: Sindarin

Theo Ralph Bakshi, ngay từ năm 1950, Chúa nhẫn đã từng là một trong các ý tưởng "bị bỏ xó" mà ông đề xuất với công ty Terrytoons, vì bấy giờ Bakshi chỉ là một họa sĩ học việc trực thuộc dây truyền chế tác. Năm 1957, ông còn đề nghị lần nữa, nhưng công ty không xuất vốn với lý do chưa đảm bảo kĩ thuật và coi là dự án "viển vông"[6]. Đề án tưởng chừng bị lãng quên cho mãi tới ba thập niên sau.

Thế nhưng ở thời điểm 1978 - khi kĩ nghệ hoạt họa thế giới đã có sự phát triển đến tột bực, các ý tưởng vụn của Ralph Bakshi có dịp thăng hoa rực rỡ. Nhóm đảm trách sáng tạo chính trong công ty Bakshi Productions dựa vào những phác họa kèm mô tả nhân vật của tác gia J. R. R. Tolkien để tái hình dung về cách dựng ảnh[7]. Ở phác thảo sơ khởi, nhóm nhân vật Trung NguyênMordor đều được tạo hình theo văn hóa Trung Âu trung đại, trong khi nhân vật ở Rivendell lại hoàn toàn theo kiểu La Mã, và sau rốt nhóm nhân vật Tây Vực lại có vẻ là kiểu Bắc Âu tiền Cơ Đốc. Thậm chí khi phim công chiếu, giới kí giả lập tức trào phúng nhân vật Aragorn nom không khác gì người da đỏ Nam Mỹ[8].

[...] up to that point, animated films had not depicted extensive battle scenes with hundreds of characters. By using the rotoscope, Bakshi could trace highly complex scenes from live-action footage and transform them into animation, thereby taking advantage of the complexity live-action film could capture without incurring the exorbitant costs of producing a live-action film.

Jerry Beck, Kĩ năng hoạt họa cơ bản (The animated movie guide)

Ngoài ra, trong tiến trình triển khai công đoạn phác thảo nền, nhóm họa sĩ diễn hoạt bày thêm các kĩ thuật hình chồng hình và màu chồng màu mà được giới chuyên gia sau này gọi tếu là "kiểu Michelangelo" hoặc "phong cách huynh đệ Hildebrandt", như vậy khiến cho chuỗi chuyển động nhân vật linh hoạt như đời thực (các quỹ đạo hình khối, trơn sần, mờ tỏ, chớp tắt, xa gần, động tĩnh...) nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý đượm màu trước ánh mắt. Tổ hợp phương pháp này về sau được Ralph Bakshi cải tiến liên tục trong các xuất phẩm American Pop (1981), Lửa và băng (1983), Thế giới vui nhộn (1992). Để đến hiện đại hậu kì, các giáo trình điện ảnh hoạt họa cấp cao học thường gọi phương pháp kiểu này là "trường phái Fantasia", chỉ dành cho chuyên viên hoạt họa bậc trung trở lên.

Trong kịch bản, nhà chế tác cương quyết giữ nguyên khẩu ngữ bằng tiếng Tolkien, nhưng để cho lớp khán giả chưa kịp đọc truyện tiện theo dõi, riêng tại bản phim đem chiếu rạp phải có kèm dòng phụ đề. Phần hình thù Chúa Nhẫn và ngọ môn Moria hoàn toàn trung thành với bản phác của tác gia J. R. R. Tolkien. Ngoài ra, các ngữ cảnh gọi Saruman, Saurman, Ruman và Aruman được duy trì hệt như mạch truyện nhằm tăng tính liên tưởng.

Nhờ thế, trong khoảng hai thập niên sau khi phim công chiếu, trong giới trẻ Anh ngữ hình thành trào lưu "sùng bái Tolkien", tiến hành mô phỏng thế giới quan kiểu Chúa nhẫn bằng đồ hình. Đồng thời, khiến cho loạt tác phẩm Chúa nhẫn lại trở thành sách bán chạy hơn cả khi mới xuất hiện trước đó hàng nửa thế kỷ.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: The Lord of the Rings (phim 1978) http://www.allrovi.com/movies/movie/v30049 http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=lordofther... http://www.fpsmagazine.com/feature/040703bakshi-6.... http://www.fulvuedrive-in.com/interview/1032/RALPH... http://filmforce.ign.com/articles/518/518805p1.htm... http://jimhillmedia.com/blogs/jim_korkis/archive/2... http://www.slate.com/articles/arts/culturebox/2001... http://www.tolkienlibrary.com/miscellanea/comics/d... http://sf-encyclopedia.uk/fe.php?nm=lord_of_the_ri... https://www.bakshistudio.com